Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mặt hàng bánh Trung thu
Lượt xem: 14

Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mặt hàng bánh Trung thu

  
Đến mùa Trung thu, vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu làm bánh nướng, bánh dẻo… lại trở thành mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Nhằm góp phần bảo đảm ATVSTP mùa Trung thu, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng.

Lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Cơ sở sản xuất bánh Trung thu Hương Lan (Thành phố).

Mặc dù còn gần nửa tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng các loại bánh Trung thu nhỏ không rõ nguồn gốc hoặc gắn mác “nội địa” của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan… đã được rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội, các cửa hàng với giá chỉ 90 nghìn đồng/kg (tầm 25 - 26 chiếc).

Chị N.B.H. bán bánh Trung thu Trung Quốc tại thị trấn Thanh Nhật (Hạ Lang) cho biết: Các loại bánh Trung thu Trung Quốc có vẻ ngoài bắt mắt, nhân bên trong dễ ăn, hợp khẩu vị. Riêng với loại bánh Trung thu mini hàng nhập nội địa, vị bánh khá đặc trưng, dẻo và thơm, không ngọt quá, không giống với các bánh Trung thu loại khác; giá thành lại rẻ, trọng lượng vừa phải nên được nhiều người  mua về sử dụng.

Tuy nhiên, nếu chỉ quan sát bao bì của sản phẩm, người mua không thể thấy các tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thậm chí không có thông tin về ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng vì tất cả đều in chữ Trung Quốc. Với những loại bánh Trung thu có nguồn gốc Trung Quốc này chủ yếu theo lời giới thiệu của người bán, không hề có giấy tờ, thông tin để chứng minh về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, vì thế, không loại trừ khả năng là hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh những sản phẩm bánh Trung thu do các cơ sở bánh truyền thống sản xuất và cung cấp ra thị trường thì loại hình bánh Trung thu tự làm (handmade) cũng đang nở rộ với mẫu mã, hương vị đa dạng. Với lời quảng cáo như “bánh nhà làm, không chất bảo quản, chất tạo màu hay hương liệu thực phẩm” hoặc “100% nguyên liệu loại 1, nguồn gốc tự nhiên” đã đánh trúng tâm lý của một bộ phận người tiêu dùng.

Thêm vào đó, bánh được làm thủ công, không sử dụng dây chuyền máy móc nên dễ dàng điều chỉnh hình dáng, kích thước, mẫu mã và hương vị theo yêu cầu của khách hàng. Hiện phương thức mua bán các loại bánh này chủ yếu được thực hiện trên các không gian mạng, nhưng đem lại lợi nhuận và luôn tiềm ẩn những nguy cơ về chất lượng, không đảm bảo ATVSTP. Sự “nở rộ” của các loại bánh Trung thu Trung Quốc, handmade cũng khiến cho nhiều nhà sản xuất bánh Trung thu truyền thống trên địa bàn tỉnh lo ngại.

Chị Trần Thu Lan, chủ cơ sở sản xuất bánh Trung thu Hương Lan (Ông Hội), phường Đề Thám (Thành phố) cho biết: Xưởng sản xuất bánh chúng tôi chỉ làm bánh Trung thu truyền thống nhân thập cẩm, thập cẩm gà quay, đậu xanh, đậu xanh trứng mặn... Nếu muốn cho ra thị trường một loại nhân bánh mới đều phải công bố chất lượng đăng ký với cơ quan chức năng và thủ tục giấy tờ rất khắt khe. Trong khi những cơ sở làm bánh Trung thu handmade không cần công bố chất lượng, những người bán bánh Trung thu Trung Quốc trôi nổi thì không chịu sự kiểm soát gắt gao. Vì vậy, theo tôi đây là một cuộc cạnh tranh thiếu công bằng đối với những cơ sở sản xuất bánh truyền thống.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu đăng ký chất lượng sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm qua Sở Công thương. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể được UBND các huyện, Thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu đảm bảo chất lượng và ATVSTP, ngay từ cuối tháng 8/2021, ngành y tế đã ban hành kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP dịp Tết Trung thu năm 2021.

Đồng chí Lương Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết: Chi cục đã xây dựng kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành gồm tuyến tỉnh; tuyến thành phố, huyện; tuyến xã, phường để tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Bánh trung thu handmade thu hút nhiều khách hàng với mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt.

Các đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra những nơi cung cấp nguyên liệu, thực phẩm sản xuất bánh nướng, bánh dẻo với số lượng lớn như: Cơ sở sản xuất, siêu thị, các cửa hàng buôn bán bánh kẹo, nước giải khát... nhằm ngăn chặn và phòng ngừa các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, hàng nhái, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng nguyên liệu thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Đồng thời, tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thực phẩm tuân thủ các điều kiện quy định về ATVSTP; không sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, ẩm mốc, quá hạn sử dụng, tiến hành các thủ tục xác nhận công bố sản phẩm phù hợp quy định. Quyết tâm không để xảy ra tình trạng buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng không đủ tiêu chuẩn ATVSTP làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Để đảm bảo sức khỏe cho mọi người, khi mua sản phẩm bánh Trung thu khách hàng cần chú ý sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng. Tuyệt đối không lựa chọn sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, sản phẩm biến dạng, hàng nhập lậu.

Nguồn: Báo Cao Bằng

  • Xây dựng bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), chất lượng thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng được các trường học và các bếp ăn tập thể tại các công ty trên địa bàn tỉnh chú trọng. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc mất ATVSTP, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.

  • Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Tân Sửu

    Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân cũng tăng mạnh. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán đang được các ngành chức năng và các địa phương quan tâm, kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo cho mọi người đón Tết, vui Xuân an toàn, lành mạnh.

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới

    Ban Chỉ đạo Liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số 265/KH-BCĐTƯATTP triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 với chủ đề: “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”.

  • Cách phòng ngừa và xử trí khi ăn phải nấm độc

    Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi để các loài nấm phát triển. Theo thống kê, trong khoảng 10.000 loài nấm trên thế giới thì có 50 - 100 loài nấm gây độc. Ngộ độc nấm thường xảy ra vào dịp xuân hè, tập trung ở vùng miền núi, nông thôn, nơi một số người dân có thói quen hái nấm mọc ở rừng, ngoài tự nhiên để làm thức ăn.

  • Kiểm tra, giám sát các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố

    Thực hiện Quyết định số 565/QĐ-QLTT của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh về công tác kiểm tra định kỳ năm 2021, ngày 15/7, Đội QLTT số 1 tổ chức ra quân kiểm tra, giám sát các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Khó kiểm soát chất lượng thực phẩm đông lạnh

    Trong nhịp sống hiện đại, các loại thực phẩm đông lạnh đang dần chiếm ưu thế do yếu tố tiện lợi, dễ bảo quản, dễ chế biến, luôn có sẵn trên thị trường với khối lượng lớn nên đã dần trở thành lựa chọn của nhiều người nội trợ. Tuy nhiên hiện nay công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thực phẩm đông lạnh trên địa bàn còn nhiều khó khăn, bất cập.

  • 83,5% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

    Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới, giai đoạn 2011 - 2021, toàn tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra 47.377 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua thanh tra, có 39.586 cơ sở đạt điều kiện vệ sinh ATTP, chiếm 83,5%; 7.791 cơ sở vi phạm, chiếm 16,5%.

  • Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mặt hàng bánh Trung thu

    Đến mùa Trung thu, vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu làm bánh nướng, bánh dẻo… lại trở thành mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Nhằm góp phần bảo đảm ATVSTP mùa Trung thu, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng.

  • Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu

    Tết Trung thu đang cận kề, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, Cục Quản lý thị trường (QLTT) siết chặt kiểm soát thị trường thực phẩm, đồ chơi trẻ em…, nhằm đẩy lùi hàng lậu, thực phẩm không an toàn.

  • Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện, xử lý 77 vụ vi phạm

    Đến ngày 26/9, Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra, kiểm soát 348 lượt cơ sở kinh doanh trên địa bàn, qua kiểm tra, phát hiện, xử lý 77 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính hơn 361 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu thanh lý gần 20 triệu đồng; trị giá hàng hóa tiêu hủy ước tính gần 110 triệu đồng.

  1 2 3 
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang