Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống các dịch bệnh mùa hè
Lượt xem: 82
CTTĐT - Vào mùa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng gấp nhiều lần so với các mùa khác trong năm. Thời tiết của mùa hè có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn dễ làm cho thức ăn nhanh ôi thiu. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật dẫn tới ô nhiễm thực phẩm. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém thường là nạn nhân chính bị ngộ độc thực phẩm cấp tính.   Vì thế việc đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống các dịch bệnh mùa hè là thiết yếu và rất quan trọng.
ảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống các dịch bệnh mùa hè

05/06/2017 20:00

CTTĐT - Vào mùa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng gấp nhiều lần so với các mùa khác trong năm. Thời tiết của mùa hè có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn dễ làm cho thức ăn nhanh ôi thiu. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật dẫn tới ô nhiễm thực phẩm. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém thường là nạn nhân chính bị ngộ độc thực phẩm cấp tính.   Vì thế việc đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống các dịch bệnh mùa hè là thiết yếu và rất quan trọng.

 

Để phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

Trong thời gian qua tại Hà Giang đã ghi nhận rất nhiều ca tử vong do thiếu hiểu biết và chủ quan trong việc chế biến món ăn mà tập trung là ở những huyện vùng cao, trình độ nhận thức còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đó là vấn đề lương thực, thực phẩm, tạo nguy cơ cao trong mất an toàn vệ sinh ăn uống. Công tác tổ chức kiểm tra ATVSTP tại các huyện/thành phố được tăng cường, qua kiểm tra 393 cơ sở chế biến thực phẩm thì có 338 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh, 55 cơ sở không đạt, chiếm tỷ lệ 14%.
 

  Đội Quản lý thị trường số 01 phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh kiểm tra xe khách có chở thịt lợn không rõ nguồn gốc tại thành phố Hà Giang. (Nguồn: QLTT)
 

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa hè này, thiết nghĩ các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, thực phẩm ăn ngay, nước đá… Đồng thời, phối hợp với các cơ sở điều trị và các đơn vị chức năng chủ động sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư… để chủ động trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm không an toàn. Chủ động triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu và các bệnh truyền nhiễm thường gặp. Trạm y tế xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm cho nhân dân trên hệ thống phát thanh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. Vấn đề trách nhiệm đạo đức cũng được đặt ra với những người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh mặt hàng ăn uống. Kinh doanh sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng.

Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Môi trường chế biến và ăn uống không bảo đảm vệ sinh, vi sinh vật từ đất, nước bẩn, không khí, dụng cụ, vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm.

2. Điều kiện vệ sinh dụng cụ, con người không bảo đảm, người chế biến bị mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, các bệnh lây nhiễm do tiếp xúc

3. Quá trình chế biến không bảo đảm vệ sinh, thức ăn được nấu không kỹ, ăn thức ăn sống.

4. Nguyên liệu, nước, phụ gia thực phẩm không bảo đảm an toàn, có dấu hiệu ôi thiu, dập nát, hoặc thịt gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh.

5. Thực phẩm, nguyên liệu không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, không được che đậy để côn trùng, vật nuôi tiếp xúc với thức ăn, mang theo các vi khuẩn gây bệnh.

Biện pháp xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

2. Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

3. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Tác giả: Hồng Đoan

 

Tin khác

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang