Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật
Lượt xem: 52
Xác định hình thức tuyên truyền, PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, địa bàn và một số giải pháp thực hiện
Xác định hình thức tuyên truyền, PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, địa bàn và một số giải pháp thực hiện 

Qua hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Quảng Ninh (từ năm 2003 đến năm 2019), dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự quan tâm giúp đỡ của các ban, ngành cấp tỉnh, sự nổ lực quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân toàn huyện nên các chỉ tiêu trên các lĩnh vực đã đạt được kết quả khá toàn diện, hầu kết các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế của huyện ngày càng ổn định và từng bước tăng trưởng khá; các lĩnh vực văn hóa - xã hội ngày càng phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện; hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững, ổn định.

Bên cạnh việc tập trung lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện, nhận thức rõ trách nhiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân quan tâm trên địa bàn huyện thực hiện. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước, thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Đồng thời đã sử dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, kết hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hòa giải, xử lý vi phạm pháp luật trong từng vụ việc cụ thể. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phầp xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức, thanh thiếu nhi, người lao động, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương, đặc biệt là Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và địa phương lựa chọn các hình thức tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện ở địa phương và phù hợp với từng đối tượng trên địa bàn huyện. Cụ thể:
Một là, phát huy hiệu quả của hình thức tuyên truyền miệng như có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào với số lượng người nghe không hạn chế, trong 15 năm qua, huyện Quảng Ninh đã tổ chức trên 8.000 hội nghị trực tiếp quán triệt, tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật cho hơn 300.000 người tham dự. Trong quá trình thực hiện tuyên truyền miệng, các báo cáo viên, tuyên truyền viên đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong biên soạn tài liệu, trình chiếu bài giảng nhằm thu hút người nghe.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mạng lưới truyền thanh cơ sở được huyện triển khai có hiệu quả. So với các hình thức khác thì hình thức này có những lợi thế như: Khả năng truyền tin nhanh, kịp thời; gần gũi với người dân ở cơ sở; hoàn toàn chủ động về thời gian; chủ động trong việc lựa chọn nội dung; có khả năng tác động tới nhiều đối tượng trong cùng một thời gian; có thể thực hiện phát thanh được nhiều lần, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của vì không phải tập trung dân tại một điểm để phổ biến pháp luật. Đài Truyền thanh huyện không ngừng tăng về dung lượng và số lượng đã kịp thời giới thiệu các văn bản pháp luật mới cho nhân dân; mở Chuyên mục tìm hiểu pháp luật, về an toàn giao thông và phát 03 lần/01 tuần. 105 cụm FM được lắp đặt tại khu dân cư các thôn, bản, tiểu khu; 09 trạm truyền thanh cấp xã, thị trấn; 69 trạm truyền thanh thôn, bản, tổ dân phố đã phát huy tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến tận người dân.
Ba là, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở được huyện chú trọng thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác PBGDPL trên địa bàn huyện. Hòa giải ở cơ sở là việc các hòa giải viên bằng hoạt động hòa giải của mình hướng dẫn, giải thích và cung cấp các kiến thức pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật. Mạng lưới hòa giải viên ở cơ sở đã góp phần thực hiện hòa giải thành bình quân trên 90% các tranh chấp, vi phạm trong cộng đồng dân cư, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bốn là, phát huy hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật. Xác định nâng cao nhận thức về pháp luật và ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân vùng biên giới, ven biển là nhiệm vụ quan trọng trong củng cố, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phương lựa chọn hình thức phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Đối với xã Trường Sơn, đã chú trọng hoạt động tư vấn pháp luật, thành lập đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật đặc thù hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, phổ biến bằng tiếng dân tộc Bru - Vân Kiều, cải tiến, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các bài giảng, thuyết trình có hình ảnh minh họa, nội dung phù hợp với đồng bào dân tộc, từ đó chất lượng của các lớp tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng lên, thu hút được người nghe, giúp cho người nghe dễ hiểu, dễ tiếp cận... Đối với địa bàn xã ven biển Hải Ninh - địa bàn có dự án trọng điểm của tỉnh, đã tham mưu chỉ đạo tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân liên quan đến khiếu nại, kiến nghị về đề bù thiệt hại do sự cố môi trường biển nhằm ổn định tình hình; tập trung tuyên truyền, vận động các hộ dân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm...
Năm là, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước, các hoạt động đối thoại với Nhân dân. Mỗi quý một lần, UBND huyện tổ chức buổi tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân các xã, thị trấn để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, đề xuất nguyện vọng của Nhân dân. Thông qua các buổi đối thoại các ngành đã lồng ghép tuyên truyền, quán triệt các văn bản pháp luật liên quan, nhất là pháp luật về đất đai, chính sách, thi đua khen thưởng, thực hiện thủ tục hành chính…
Ngoài ra, các hình thức khác như tư vấn pháp luật, tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, hoạt động các Câu lạc bộ pháp luật… cũng được thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp đối tượng, qua đó pháp luật được tuyền tải các quy định của pháp luật đến Nhân dân một cách hiệu quả.
Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như: Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực sự hấp dẫn, chưa thường xuyên, chất lượng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều, chưa kết hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tổ chức thi hành kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật cũng như xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật; sự phối, kết hợp giữa các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm thường xuyên, chưa phát huy trách nhiệm và khả năng...
Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Một là, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động sự tham gia của từng cộng đồng, từng cá nhân đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để một mặt đưa hoạt động này thành nền nếp, mặt khác tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, qua đó nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn huyện.
Hai là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời duy trì, phát huy những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã mang lại hiệu quả như tổ chức hội nghị, thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. Chú trọng việc áp dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ba là, gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và triển khai các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng với công tác vận động Nhân dân chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật; với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp những vướng mắc về pháp luật và công tác hoà giải ở cơ sở. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào đang thực hiện tại cơ sở.
Bốn là, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, vật lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm và đội ngũ tuyên truyền viên, hoà giải viên, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong trường học; đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Lê Thị Thu Hà
Trưởng Phòng Tư pháp huyện Quảng Ninh

 

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang