Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
HTX Nông nghiệp Trường An
Lượt xem: 167

Để bắt nhịp thị trường, nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân, thời gian qua, tỉnh biên giới Cao Bằng đã thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp thông minh và coi đây là đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 

 

Bên bờ sông Bằng phù sa màu mỡ, giữa những cánh đồng ngô, lúa, rau màu trải dài, khu nhà lưới của HTX nông nghiệp Trường Anh (xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng) nổi bật với những luống dâu tây xanh mướt, vườn hoa hồng khoe sắc rực rỡ.

Tạo nhiều dấu ấn

Dựa trên những lợi thế tuyệt vời về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, năm 2017, cô gái Tày - Đoàn Thu Trà đã bắt tay nghiên cứu, học hỏi để phát triển mô hình trồng các loại cây ôn đới giá trị cao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Cao-Bang-1-9767-1626766782.jpg

Khu nhà lưới hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của HTX Trường Anh (Ảnh TL).

Sau hơn gần 5 năm, với những nỗ lực không biết mệt mỏi, chị Đoàn Thu Trang - giám đốc HTX nông nghiệp Trường Anh và các thành viên HTX đã xây dựng thành công khu canh tác nông nghiệp hiện đại với các loại cây trồng chủ lực gồm dâu tây, rau mùa hè, hoa hồng, trên tổng diện tích 4 ha.

Theo Giám đốc HTX Đoàn Thu Trang, việc thay đổi tư duy sản xuất để sản xuất theo hướng công nghệ cao giúp thành viên, người lao động HTX gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, đồng thời giảm thiểu công lao động, đảm bảo sức khỏe, tinh thần.

Đơn cử, với khu nhà lưới hiện đại, HTX hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nắng mưa không còn ảnh hưởng quá lớn đến thời vụ của cây trồng, giúp thành viên tự tin thâm canh, tăng năng suất, triển khai những loại cây trồng “khó tính” giá trị cao như dâu tây, hoa hồng…

Khu nhà lưới cũng góp phần giảm thiểu các loại côn trùng gây hại, các loại bệnh, nấm mốc do thời tiết gây ra, giúp HTX hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hay việc ứng dụng máy móc vào khâu tưới tiêu cũng đang giúp thành viên HTX giảm 60 – 70% công lao động.

Nhờ sản xuất khoa học, ứng dụng hiệu quả khoa học - công nghệ, khu sản xuất của HTX vừa cho thu hoạch chế biến, vừa phục vụ du khách trải nghiệm tham quan, thu hái, đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Được biết, khi mở rộng mô hình, HTX Trường Anh đã nhận được các nguồn lực hỗ trợ thiết thực về vốn sản xuất, tập huấn về quản trị, quản lý HTX, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Hiện, tỉnh đã quảng bá, hỗ trợ đầu ra cho HTX, hướng dẫn HTX tham gia vào chương trình OCOP.

Tiếp tục nâng tầm

Không chỉ có các HTX, doanh nghiệp nhỏ, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện những dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng, mở ra triển vọng mới về một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh, quy mô lớn.

Cao-Bang-2-1702-1626766782.jpg

Cao Bằng sẽ đẩy mạnh các nguồn lực hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông minh (Ảnh TL).

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu tỉnh ban hành Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, tỉnh xác định mục tiêu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp để ổn định sản xuất, vùng phát triển sản xuất tập trung các cây trồng, vật nuôi chủ lực, xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với các cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, thế mạnh.

Về trồng trọt, tỉnh tiếp tục ổn định diện tích sản xuất nông nghiệp hằng năm, duy trì và sử dụng hiệu quả 30.000 ha đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, quy hoạch các vùng trọng điểm trồng lúa chất lượng cao (Japonica), lúa đặc sản (Pì Pất, nếp Hương, nếp Ong).

Các địa phương tiếp tục phát triển các loại cây công nghiệp như thuốc lá, sắn, lạc, mía… trên cơ sở sử dụng giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

Đặc biệt, tỉnh chủ trương triển khai các cây trồng ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ cao với diện tích trên 1.990 ha, với những loại cây chủ lực như gừng, nghệ, chanh leo, lê, cam, quýt, dẻ… Chú trọng vào khâu chọn giống, kỹ thuật sản xuất, công nghệ bảo quản, chế biến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap, hữu cơ…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh tập trung phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm đa dạng hóa vật nuôi, triển khai các giải pháp chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gia trại, trang trại.

Hình thành các khu, dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đặc biệt là các dự án Trang trại bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại huyện Quảng Hòa; chăn nuôi lợn tập trung tại các huyện Trùng Khánh, Hòa An, Hà Quảng. Tiếp tục thu hút các HTX, doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

https://vnbusiness.vn

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang